Khám phá vẻ đẹp làng cổ Miêu Trại ở Tây Giang Trung Quốc

21/05/2024

Thiên hộ Miêu Trại nằm trong một thung lũng màu mỡ của huyện Lôi Sơn (Leishan), châu tự trị Kiềm Đông Nam (Qiandongnan), tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, Tây Giang (Xijiang) là bản của người Mèo lớn nhất Trung Quốc, nơi đây được nói đến trong sử sách, văn học (trại của người Miêu nghìn hộ).

Là ngôi làng cổ nhất của dân tộc Miêu với 1700 tuổi, cũng được biết đến là bản người Miêu lớn nhất đất nước Trung Quốc với 99% là người dân tộc chính thống. Sau khi tách khỏi đường lớn tiến vào khu rừng núi, du khách sẽ phải leo núi, vượt sông và lạc đến vùng miền xưa cũ, như sống lại ký ức ngày xưa và đặc biệt được giao lưu cùng những người miền cao thân thiện, chân chất và mến khách.

 

Vẻ đẹp đặc trưng của làng Miêu Trại

Nét đặc trưng của làng Thiên hộ Miêu Trại là những căn nhà sàn gỗ trên sông. Ban ngày, những mái nhà xám đen trầm mặc làm bản Mèo đẹp như tranh thủy mặc. Tối đến, nơi này rực rỡ ánh đèn, đâu đâu cũng rộn lên những lời ca tiếng hát của các chàng trai cô gái bản, họ vừa hát vừa múa. Họ khoác lên mình những bộ trang phục và múa hát những điệu truyền thống dân tộc, họ luôn tươi cười chào đón và vui cùng với du khách. Đêm ở Tây Giang thật sự rất nồng nàn và ấm áp tình người.

1. Những mái nhà cổ nằm sát nhau

Có lẽ điều ấn tượng nhất với du khách khi tới ngôi làng cổ này chính là hình ảnh những ngôi nhà san sát cổ kính tạo nên khung cảnh cổ kính như trong phim. Theo tìm hiểu mọi kiến trúc tại đây đều thống nhất với nhau về màu sắc, vật liệu xây dựng. Và nó nhỏ các chủ nhà xây mới còn phải xịt sơn lên để tạo nên vẻ cũ kỹ tương đồng với những căn nhà cổ xung quanh. Mái ngói của những căn nhà trong Tây Giang Miêu trại đều là loại ngói âm dương màu xám đen, xếp chồng lên nhau. Miêu trại có thời tiết gần giống Sa Pa của Việt Nam, mát mẻ vào mùa hè và có thể xuất hiện tuyết rơi vào mùa đông.

2 Thị trấn Lệ Ba

Trấn này thuộc Cao Nguyên Vân Quý, Lệ Ba, với đặc trưng với khí hậu đẹp như mùa thu, quanh năm làn nước trong xanh, thiên nhiên trong lành, mát mẻ. Nơi đây, cây rừng che phủ, tạo nên một màu xanh của sức sống. Và là nơi định cư của nhiều dân tộc thiểu số mà chủ yếu là người Miêu, người Dao, người Thủy và tộc Bố Y.

Tại Lệ Ba, địa hình thuận lợi tạo nên khung cảnh tuyệt mỹ của những hồ nước xanh như ngọc, thác nước nên thơ, những dòng suối chảy yên bình. Ở trong địa phận thị trấn Lệ Ba có hai khu phong cảnh được đặt bằng tên cầu, đó là Đại Thất Khổng Kiều và Tiểu Thất Khổng Kiều.

Đây là hai cây cầu được xây vào triều nhà Thanh đã có 170 năm tuổi, mỗi cây cầu được xây 7 cửa vòm nên tên của chúng gắn liền với chữ Thất. Đi du lịch làng cổ Thiên Hộ Miêu Trại đừng quên đến đây, với một bộ phục trang kiểu cổ bạn sẽ có những bức hình hoàn hảo như trong phim cổ trang

Một vài nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây

Khi đến với làng Thiên hộ Miêu Trại bạn sẽ được trải nghiệm một vài nét văn hóa đặc trưng của người Miêu như: điệu nhảy múa theo tiếng khèn của phụ nữ Miêu trong một buổi trình diễn văn hoá tại khoảng sân tập thể. Các sự kiện này diễn ra hàng ngày trong khắp khu Tây Giang Miêu trại để phục vụ du khách và cũng là cách để người dân duy trì văn hoá, phong tục.

Đến với làng Thiên Hộ, du khách sẽ thấy phụ nữ Miêu thường dùng trang sức bạc. Kim loại này chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống, tinh thần của người Miêu.

Từ thời xưa, người Miêu đã biết dùng bạc để thử độc trong đồ ăn, thức uống hoặc dùng chúng để cạo gió, làm lễ vật trong các sự kiện lớn. Đồ uống đặc trưng ở Tây Giang Miêu trại là rượu gạo, có mùi vị khá giống rượu nếp, rượu cần ở Việt Nam. Văn hóa đặc trưng khi đến đây là được uống rượu thác vô cùng thú vị.

Người Miêu có cách mời khách uống rượu rất đặc trưng. Du khách chỉ cần ngồi tại bàn, các cô gái Miêu sẽ tới hát và mời uống. Rượu được rót dần từ trên xuống đến khi nào khách không uống được nữa mới thôi.

Đây là nét văn hoá lâu đời của người Miêu tại đây. Khách du lịch có thể trải nghiệm nếu đặt sớm với các chủ nhà hàng để họ chuẩn bị. Khách du lịch đến nơi đây được người dân chào đón rất nồng hậu, ngay từ cửa ngõ Nghinh Phong Kiều của Tây Giang. Trong tiếng khèn da diết, các thiếu nữ người Miêu da trắng, má hồng đang vào nhịp múa vui; mời chén sừng trâu mijiu (rượu trắng).

Một vài lưu ý nhỏ dành cho bạn khi đến làng cổ Thiên hộ Miêu Trại

Những cửa hàng tại đây thường treo xương đầu trâu, dê và một số loài động vật còn nguyên sừng trước cửa. Những loài có sừng được người Miêu coi là con vật thần thánh để hiến tế trong các nghi lễ hoặc tạo nên các vật dụng thường ngày. Tại đây còn có các quầy hàng cho thuê quần áo, trang sức để khách du lịch chụp ảnh khi hoá trang thành người Miêu. Giá một bộ quần áo đầy đủ phụ kiện là 30 nhân dân tệ (khoảng 100.000 đồng), không giới hạn thời gian.

Thời gian lý tưởng nhất để đến Tây Giang Miêu trại là khoảng tháng 5-7 khi thời tiết mát mẻ. Du lịch Trung Quốc Dịp Tết Nguyên đán cũng là thời gian thích hợp để tới đây bởi nhiều hoạt động truyền thống độc đáo được tổ chức. Người ta dự đoán rồi làng cổ Thiên Hộ Miêu Trại cũng sẽ trở nên đông đúc và nổi tiếng như Phượng Hoàng Cổ Trấn, chính vì vậy, ngay khi làng cổ còn giữ được nét yên bình, cổ kính vốn có bạn hãy thử ghé thăm nơi đây một lần trong kỳ nghỉ của mình nhé!

Nhận tư vấn về Tour

Để lại Họ Tên và địa chỉ Email của bạn để nhân viên chúng tôi có thể chủ động liên hệ và tư vấn cho bạn về các Tour du lịch