Địa Điểm Nổi Tiếng nên ghé thăm qua

06/01/2024

Cung điện Đại Minh (大明宮 - Cung Đại Minh/Đại Minh Cung) còn gọi Đông Nội là quần thể cung điện hoàng gia đời nhà Đường tọa lạc tại phía đông bắc thành Trường Anh. Đến năm 2014, cung điện này được UNESCO công nhận là một phần trong Di sản thế giới Con đường tơ lụa. Hãy cùng Le Travel khám phá kiến trúc độc đáo của hoàng cung này bạn nhé!

Lịch sử Cung điện Đại Minh
Cung điện Đại Minh được khởi công vào năm 634 – Trinh Quán thứ tám dưới thời Đường Thái Tông. Nơi này ban đầu chỉ là bộ phận trong vườn thượng uyển của nhà Tùy Đường, sau đó vua Đường Thái Tông đã xây dựng Cung Vĩnh An cho Lý Uyên – cha của ông.
Vào năm 635, Lý Uyên qua đời, cung điện đã được đổi thành Đại Minh Cung hay “Đông Nội”. Khi Đường Cao Tông kế vị đã cho rằng nơi của mình ở hiện tại – Cung Thái Cực quá ẩm ướt nên đã mở rộng Cung Đại Minh vào năm 662 - Long Sóc thứ hai và đổi tên thành Cung Bồng Lai rồi chuyển vào đây ở.

Đến năm 670, cung điện đã được đổi tên thêm lần nữa thành Cung Hàm Nguyên và năm 705 lấy lại tên cũ là Cung Đại Minh. Từ thời vua Đường Cao Tông, cung điện này đã trở thành trung tâm chính trị quốc gia trong 234 năm.
Vương Duy đã miêu tả khung cảnh thịnh thế thời nhà Đường cùng với sự hùng vĩ của Cung điện Đại Minh qua câu thơ Cửu thiên xương hạp khai cung điện, vạn quốc y quan bái miện lưu. Tức là cửu trùng cung môn mở rộng cổng cung điện, các quan từ vạn quốc vào triệu kiến quân vương.
Về sau, Chu Thử & Hoàng Sào cũng đã xưng đế tại Cung điện Đại Minh. Tới thời Đường Hi Tông, cung điện gặp chiến hỏa liên tục. Vào năm 896 Chu Ôn ra lệnh thiêu hủy cung điện.

Cung điện Đại Minh nằm tại phía đông bắc thành Trường An của thời nhà Đường. Với địa hình tự nhiên thuận lợi, cung điện đã được xây dựng như tòa thành độc lập với Trường An.
Đại Minh có hình dạng gồm 2 phần rõ rệt, trong đó phía nam hình chữ nhật và phía bắc hình thang với đáy bắc hẹp, đáy nam rộng. Chiều dài của tường thành từ đông đến tây khoảng 1.5 km và từ nam tới bắc rơi vào khoảng 2.5 km và có chu vi 7.6 km, diện tích dao động trong khoảng 3.11 km2. Bên cạnh đó phần thường phía nam của cung trùng phần tường phía bắc thành Trường An.
Cung có tất cả 9 cổng (cung môn). Trong đó:
- Mặt nam: Chính giữa là Cổng Đan Phượng (Đan Phượng Môn), 2 bên là Cổng Kiến Phúc (Kiến Phúc Môn) và Cổng Vọng Tiên (Vọng Tiên Môn).
- Mặt bắc: Chính giữa là Cổng Huyền Vũ (Huyền Vũ Môn), 2 bên là Cổng Thanh Tiêu (Thanh Tiêu Môn) và Cổng Ngân Hán (Ngân Hán Môn).
- Mặt đông: Gồm cổng Tả Ngân Đài (Tả Ngân Đài Môn).
- Mặt tây: Cổng Cửu Tiên (Cửu Tiên Môn) và Cổng Hữu Ngân Đài (Hữu Ngân Đài Môn).

Nhận tư vấn về Tour

Để lại Họ Tên và địa chỉ Email của bạn để nhân viên chúng tôi có thể chủ động liên hệ và tư vấn cho bạn về các Tour du lịch